Những cách cải thiện tình trạng tiêu hóa kém bạn cần biết 

Tiêu hóa kém là tình trạng trong đó quá trình chuyển đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng diễn ra chậm hơn bình thường, dẫn đến một số triệu chứng như đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, hoặc táo bón. Hãy cùng Nuris tìm hiểu các nguyên nhân gây ra vấn đề này để tìm giải pháp hiệu quả, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu hóa kém

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất: 

Ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nhịp sống bận rộn khiến nhiều người có thói quen ăn uống không đúng cách, như ăn uống vội vàng, không đúng bữa, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, hoặc vừa ăn vừa làm việc. Những thói quen này không chỉ khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng và dưỡng chất cần thiết mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

thường xuyên ăn đồ đóng hộp có thể làm tiêu hóa kém

Lười vận động

Lười vận động không chỉ là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa. Khi cơ thể ít vận động, các cơ quan trong hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém hiệu quả, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém.

Do bệnh lý

Tiêu hóa kém trong nhiều trường hợp bắt nguồn từ các bệnh lý nền. Một số bệnh thường gặp có thể kể đến như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, và các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa nội tiết. Những bệnh lý này gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa.

Căng thẳng 

Áp lực trong cuộc sống và công việc có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, đồng thời là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Căng thẳng thường dẫn đến mất ngủ, tâm trạng bất ổn, cơ thể mệt mỏi, từ đó làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ tiêu hóa so với bình thường.

căng thẳng là nguyên gây tiêu hóa kém

Những dấu hiệu của tình trạng tiêu hóa kém

Dưới đây là một số biểu hiện của tình trạng tiêu hóa kém: 

  • Khó tiêu, đau dạ dày, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua, táo bón, tiêu chảy: Đây là các dấu hiệu thường gặp, cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động không tốt và cần được quan tâm đúng mức.
  • Thèm ngọt: Sự mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột có thể dẫn đến cảm giác thèm ngọt. Đây cũng là một tín hiệu cảnh báo rằng hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề.
  • Cân nặng thay đổi thất thường: Việc đột ngột tăng hoặc giảm cân mà không có thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc luyện tập là dấu hiệu cần lưu ý. Tiêu hóa kém làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và có thể dẫn đến tích trữ chất béo hoặc thiếu hụt năng lượng.
  • Mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ: Các triệu chứng như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, serotonin – hormone ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ, được sản xuất chủ yếu trong đường ruột. Khi hệ tiêu hóa không khỏe, sự sản xuất serotonin bị gián đoạn, dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
  • Da dễ bị kích ứng: Khi hệ tiêu hóa hoạt động kém, độc tố không được xử lý hiệu quả, dẫn đến tình trạng da dễ kích ứng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về da.
  • Xuất hiện các bệnh tự miễn: Hệ tiêu hóa không khỏe mạnh sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus.

Chú ý đến các dấu hiệu này có thể giúp bạn kịp thời xử lý, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn.

biểu hiện của tiêu hóa kém là ợ nóng ợ chua

Biện pháp cải thiện tình trạng tiêu hóa kém

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn có thể cải thiện tình trạng tiêu hóa kém: 

  • Kiểm soát căng thẳng: Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ là một cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa. Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách tập hít thở sâu, nghe nhạc, đi dạo, tập yoga hoặc tham gia các hoạt động yêu thích khác.
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa. Nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hạn chế những món khó tiêu trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Uống đủ nước: Thiếu nước khiến cơ thể mệt mỏi, làm chậm quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Để cải thiện, hãy bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày nhằm duy trì hoạt động hiệu quả của hệ tiêu hóa.
  • Tăng cường vận động: Vận động thường xuyên giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Các bài tập hàng ngày có thể kích thích cơ thể sản sinh chất kháng viêm, giảm nguy cơ viêm nhiễm đường ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
  • Điều trị bệnh lý: Nếu tình trạng tiêu hóa kém liên quan đến các bệnh lý, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Bổ sung Probiotics hàng ngày: Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Sản phẩm Bột rau củ Nuris chứa 18 tỷ lợi khuẩn Probiotics hỗ trợ hệ tiêu hóa tối đa. 

Uống Bột rau củ Nuris hộ trợ tiêu hóa kém

Áp dụng các phương pháp này một cách đều đặn sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, nâng cao sức khỏe tổng thể.

Tiêu hóa kém ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Do đó, cần phải xây dựng một chế độ ăn uống cung cấp đủ dưỡng chất và duy trì các thói quen sinh hoạt điều độ để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Đừng quên truy cập TIN TỨC thường xuyên để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ qua HOTLINE để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập TẠI ĐÂY.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *