Hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, biểu hiện bởi các cơn đau bụng tái diễn kèm khó chịu, thường liên quan đến rối loạn nhu động ruột. Dù không gây tổn thương cơ thể nhưng hội chứng này ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống. Cùng Nuris tìm hiểu hội chứng ruột kích thích rõ hơn qua bài dưới đây. 

Hội chứng kích thích là gì? 

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng đường ruột phổ biến, trong đó khoảng 5-20% dân số mắc phải. Mặc dù không đe dọa tính mạng, IBS có thể gây khó chịu kéo dài và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hội chứng này thường gặp ở nữ giới hơn so với nam giới, với tỷ lệ chẩn đoán nữ/nam dao động từ 1,25 đến 2/1, phổ biến nhất trong độ tuổi 20-50. IBS đặc trưng bởi các triệu chứng tái diễn như đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện, chướng bụng và khó chịu. Đây là một rối loạn chức năng, không gây tổn thương thực thể, nên các xét nghiệm thường không phát hiện bất thường cấu trúc ở ruột. Dựa trên triệu chứng lâm sàng, IBS được phân thành bốn thể chính, từ đó hướng điều trị cũng được cá nhân hóa:

  • Hội chứng ruột kích thích thể táo bón
  • Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
  • Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (có cả tiêu chảy và táo bón)
  • Hội chứng ruột kích thích không xác định 

Việc xác định đúng thể bệnh giúp xây dựng chiến lược điều trị phù hợp, nhằm kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra yếu tố cảm xúc, chế độ ăn uống và thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng thuộc bệnh tiêu hóa. Có thể nói, hội chứng ruột kích thích là một bệnh do sự kết hợp từ các yếu tố sinh lý và tâm lý xã hội. Những tác nhân này cũng kích thích bệnh tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Căng thẳng

Khi cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi hệ thần kinh trung ương sẽ tác động thông qua hệ thần kinh thực vật, làm giảm chức năng của dạ dày và đường ruột. Điều này có thể dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động của hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng ruột kích thích.

căng thẳng có thể gây hội chứng ruột kích thích

Rối loạn nội tiết tố 

Rối loạn nội tiết tố có thể là một nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích, đặc biệt khi có sự thay đổi hormone bất thường. Nội tiết tố là một nhóm các tuyến sản xuất hormone, đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng quá trình trao đổi chất, duy trì các chức năng sinh lý như tình dục, sinh sản và phát triển mô. Khi nội tiết tố bị rối loạn, sẽ làm thay đổi chức năng của hệ tiêu hóa, dẫn đến rối loạn nhu động ruột, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Thậm chí, rối loạn nội tiết tố có thể gây ra tình trạng mụn nội tiết do sự thay đổi hormone.

Thực phẩm 

Thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng gây ra hội chứng ruột kích thích. Những thực phẩm không tươi hoặc không phù hợp với cơ thể có thể kích thích dạ dày và ruột, làm tăng nhu động ruột và gây ra các triệu chứng của IBS. Vì vậy, việc chọn lựa thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng là rất quan trọng. Đồng thời, việc bổ sung đủ chất xơ từ rau xanh trong mỗi bữa ăn sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, các sản phẩm hỗ trợ như bột rau củ Nuris cũng có thể giúp tăng cường hệ tiêu hóa và giảm triệu chứng. 

thực phẩm tối cho đường ruột

Tiền sử gia đình có người bị bệnh

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiêu hóa là một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng ruột kích thích. Mặc dù yếu tố di truyền không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra IBS, nhưng nếu trong gia đình bạn đã có người mắc hội chứng này, bạn có thể có khả năng mắc bệnh cao hơn. Do đó, việc chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh lý này.

Điều trị hội chứng ruột kích thích

Điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng thuốc điều trị triệu chứng và thay đổi lối sống để cải thiện chức năng đại tràng.

Phác đồ điều trị IBS được thiết kế riêng cho từng người, dựa vào triệu chứng cụ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp như:

  • Thuốc chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, táo bón.
  • Sản phẩm bổ sung chất xơ.
  • Thuốc an thần, giảm lo âu và lợi khuẩn đường ruột.

Ngoài ra, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả và hạn chế thực phẩm chứa gluten như lúa mì, yến mạch. Nếu có dị ứng với những thực phẩm này, cần loại bỏ hoàn toàn.

Chế độ ăn kiêng FODMAP thấp cũng được khuyến khích, loại bỏ các thực phẩm chứa carbohydrate chuỗi ngắn như táo, dưa hấu, sữa tươi có lactose, phô mai, sữa chua và các loại trái cây có fructose cao để giảm triệu chứng và ổn định ruột già.

chế độ ăn fodmap giúp hạn chế khả năng mắc hội chứng ruột kích thích

Trên đây là tất cả thông tin về hội chứng ruột kích thích, hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn kiến thức về phòng ngừa và điều trị hội chứng này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ qua HOTLINE để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *