Cà rốt được xem là một trong những siêu thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe, chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa, beta carotene, các vitamin và khoáng chất. Vậy cà rốt có tác dụng gì? Hãy cùng Nuris tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm:
- Tác dụng của rễ cây ngưu bàng trong việc thải độc cho da
- Táo bón ở người lớn – Những điều bạn cần biết
Hàm lượng dinh dưỡng trong cà rốt
Trong 100g cà rốt tươi có chứa 41 calo, 9g cacbohidrat, 5g đường, 3g chất xơ, 0,2g chất béo, 1g protein và một số vitamin và các khoáng chất khác, gồm:
- Vitamin A equiv.: 835 μg
- Beta-carotene: 8285 μg
- Thiamine (vitamin B1): 0.04 mg
- Riboflavin (vitamin B2): 0.05 mg
- Niacin (vitamin B3): 1.2 mg
- Vitamin B6: 0.1 mg
- Vitamin C: 7 mg
- Canxi: 33 mg
- Sắt: 0.66 mg
- Magiê: 18 mg
- Phốt pho: 35 mg
- Kali: 240 mg
- Natri: 2.4 mg
Tác dụng của cà rốt
Cà rốt được biết đến là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, cụ thể:
Cà rốt giúp cải thiện thị lực
Thành phần của cà rốt chứa vitamin A, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mắt. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin A trong thời gian dài, tế bào thị giác trong võng mạc mắt có thể bị tổn thương và gây ra tình trạng mắt khô và rối loạn thị giác. Ngoài ra, việc thiếu hụt vitamin A cũng tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà, một bệnh lý mắt nghiêm trọng có thể gây mất khả năng nhìn.
Ăn cà rốt làm giảm nguy cơ mắc ung thư
Trong cà rốt chứa nhiều chất phytochemical đã được nghiên cứu kỹ về tính chất chống ung thư. Trong bảng thành phần có chứa chất của beta-carotene và các carotenoid khác, những chất này có khả năng kích hoạt một số protein ức chế tế bào Ung thư và thúc đẩy khả năng miễn dịch. Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận cà rốt có góp phần vào quá trình chống lại bệnh bạch cầu.
Cà rốt giúp đẹp, chắc khỏe da
Trong cà rốt chứa một lượng lớn carotenoid – một thành phần dinh dưỡng quan trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ thực phẩm giàu carotenoid có thể cải thiện tình trạng da và làm cho bạn trông trẻ trung hơn.
Tuy nhiên, việc ăn cà rốt nên được kiểm soát ở mức độ vừa phải. Khi bổ sung quá nhiều có thể xảy ra tác dụng phụ như khiến da trở nên vàng hoặc cam do lượng carotenoid quá cao.
>>> Xem thêm: Tham khảo bột rau củ Nuris Nhật Bản chứa 22 loại rau đủ bao gồm cà rốt hỗ trợ cải thiện sức khỏe
Uống nước ép cà rốt giúp kích thích tóc phát triển
Cà rốt có thành phần dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, carotenoid, kali và các chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã đưa ra dẫn chứng cho thấy chúng có tác dụng hỗ trợ sự phát triển và sức khỏe của tóc.
Cà rốt hỗ trợ điều trị tiểu đường
Nếu duy trì được một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Sự bất thường trong quá trình chuyển hóa glucose ở người bị tiểu đường dẫn đến sự gia tăng nhu cầu của cơ thể trong việc chống lại sự oxy hóa. Trong trường hợp này, vitamin A có trong cà rốt đóng vai trò giúp chống lại quá trình oxy hóa một cách tự nhiên.
Vì chứa nhiều chất xơ nên cà rốt cũng có tác dụng hỗ trợ cho những người bị đái tháo đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng lượng chất xơ giúp cải thiện quá trình chuyển hóa glucose khi bị bệnh tiểu đường.
Cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin A trong cà rốt giúp điều chỉnh chức năng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách thúc đẩy sự miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có tác dụng hỗ trợ sản xuất collagen do nồng độ vitamin C cao, chất này rất quan trọng cho quá trình lành vết thương.
Cà rốt giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo các nghiên cứu chỉ ra cà rốt có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol. Ngoài ra, chúng cũng đóng vai trò trong việc tăng cường khả năng chống oxy hóa của cơ thể. Những tác dụng này đóng góp vào việc cải thiện và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, cà rốt sống cũng chứa nhiều chất xơ, bao gồm pectin, giúp cơ thể bạn giảm Cholesterol trong máu hiệu quả.
>>> Xem thêm:
- Mỗi ngày ăn bao nhiêu rau là đủ? Những lợi ích khi ăn rau
- Gợi ý 3 thực phẩm chức năng chống lão hoá tức thời, giúp da luôn tươi trẻ
Nước ép cà rốt giúp ổn định huyết áp
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước ép cà rốt có thể giúp giảm tới 5% huyết áp tâm thu. Các tác dụng này đạt được nhờ sự có mặt của các chất dinh dưỡng như chất xơ, kali, nitrat và vitamin C.
Cà rốt giúp loại bỏ độc tố
Cà rốt chứa lượng lớn glutathione, một chất có khả năng giúp điều trị tổn thương gan do mất cân bằng oxy hóa. Ngoài ra, cà rốt và các loại rau khác cũng chứa nhiều flavonoid thực vật và beta-carotene, cả hai đều kích thích và hỗ trợ chức năng tổng thể của gan, phòng ngừa các bệnh liên quan.
Ăn cà rốt giúp xương chắc khỏe
Củ cà rốt chứa hai thành phần dinh dưỡng quan trọng là vitamin A và carotenoid, có thể giúp cải thiện sức khỏe xương. Các nhà khoa học làm việc tại đại học Texas – Mỹ ghi nhận nhóm người ăn cà rốt đều đặn mỗi ngày hấp thụ canxi tăng 40% so với trước khi họ ăn cà rốt.
Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều loại củ này có thể gây ngộ độc. Hơn nữa, chúng có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc như acitretin (Soriatane) và isotretinoin (Accutane) được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến và mụn trứng cá. Do đó, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc này, nên hạn chế ăn quá nhiều và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ăn cà rốt nhiều có tốt không?
Việc tiêu thụ quá nhiều cà rốt trong một ngày có thể gây nguy cơ mắc bệnh vàng da. Vì vậy, để đảm bảo tận dụng tốt nhất các lợi ích, hãy duy trì một lượng vừa phải, khoảng 100 gram mỗi ngày cho người lớn, và ăn với tần suất 3-4 lần trong một tuần là hợp lý.
Ăn cà rốt có giảm cân không?
Ăn cà rốt giúp cảm thấy nhanh no hơn so với các loại rau khác nên có thể hỗ trợ giảm cân. Cà rốt sống chứa khoảng 90% nước và chỉ chứa khoảng 25 calo. Do đó, bạn có thể bổ sung cà rốt vào chế độ ăn uống để cảm thấy no, cơ thể được cung cấp nước mà không tăng thêm lượng calo dư thừa. Bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày với mức độ hợp lý sẽ giúp mang lại sức khỏe tốt, duy trì vóc dáng cân đối và có một làn da đẹp.
Những lưu ý quan trọng khi ăn cà rốt
- Hạn chế ăn quá nhiều: Mặc dù loại củ này có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều sẽ có thể gây ngộ độc vitamin A. Hãy duy trì một khẩu phần cân đối và không vượt quá liều lượng khuyến cáo.
- Làm sạch kỹ càng: Cà rốt được trồng trong đất và có thể chứa vi khuẩn hoặc chất bẩn. Trước khi ăn, hãy rửa thật kỹ dưới nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn có thể gây hại.
- Sử dụng cà rốt tươi sống hoặc chế biến nhẹ: Để tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng nên ăn cà rốt tươi sống hoặc chế biến nhẹ như hấp, nướng hoặc xào. Việc chế biến quá lâu hoặc sử dụng nhiệt cao có thể làm mất đi một số chất dinh dưỡng quan trọng.
- Kết hợp với các nguồn chất béo: Một số chất dinh dưỡng như vitamin A hấp thụ tốt hơn khi kết hợp với chất béo. Thêm một ít dầu oliu hoặc hạt điều vào món ăn để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Nếu bạn đang dùng thuốc hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi tăng cường tiêu thụ. Một số thuốc có thể tương tác với chúng. Do đó, việc tuân thủ chỉ định từ bác sĩ là rất quan trọng.
Cà rốt mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe nhờ tác dụng đặc biệt của nó. Tuy nhiên, để tránh tác dụng phụ không đáng có, hãy duy trì một khẩu phần ăn cân đối và không ăn quá nhiều. Đừng quên truy cập tin tức thường xuyên để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe.
Pingback: Ăn rau củ đông lạnh có tốt cho sức khỏe?